Chữ Việt Forum
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Không phải mùa xuân nói chuyện câu đối.

Go down

Không phải mùa xuân nói chuyện câu đối. Empty Không phải mùa xuân nói chuyện câu đối.

Bài gửi by hoàng bạch thước 5/4/2015, 11:58

Không phải mùa xuân nói chuyện câu đối.


Trời đang se se lạnh,sáng nay chủ nhật chẳng phải làm gì chui ra khỏi giường là một điều khó mà"toàn lực toàn tâm"! Nói chuyện câu đối ở thời điểm như vậy e không phải lúc chăng? Đưa tay sờ trán người viết không thấy ấm đầu lắm,nhà lại chưa bao giờ ở gần trạm biến điện nên không thể có chuyện bị mát dây hay chạm mạch. Vậy tại sao không phải mùa xuân lại đi nói chuyện câu đối? Xin thưa với bạn đọc như thế này:
Tôi có thằng bạn thân là một nhà thơ(Lại nhà thơ! biết rồi,khổ lắm,nói mãi!) Nếu như nó là một nhà thơ tàng tàng theo kiểu lâu lâu rặn được vài ba bài vớ vẩn đăng báo hay cho lên Facebook hoặc báo mạng thì không nói làm gì,đằng này lại hoàn toàn khác,thơ của nó,theo xác nhận của chính nó và cả những ai lỡ đọc là trường phái thơ... dưới rốn! Nghĩa là bất cứ cái gì ở đời mà trên rốn theo nó chẳng có gì gọi là thơ cả! bởi thế không đáng để lao tâm khổ trí sáng tạo ra thơ làm gì! Có lần tôi đố:
Mày là nhà thơ! Vậy tao đố mày làm vài câu thơ nói về cái gọi là nhà thơ của mày và... nhà thổ xem.
Tưởng chơi khăm như vậy thế nào nó cũng chịu thua,dè đâu qua thoáng nhíu mày nó đọc liền:
Nhà thơ nhà thổ hai nhà đều khổ như nhau
một nhà khơi mãi mạch sầu
một nhà ướt nhẹp chòm râu bác hồ!
Đọc xong hếch mặt lên nó hỏi:
Hiểu không?
Không hiểu!
Tôi trả lời nhát gừng,lời qua tiếng lại cuối cùng nó nói:
Mày đố rồi phải không,bây giờ tới phiên tao,cho mày một tuần làm sao kệ viết cho tao một bài về câu đối,nhăng cuội gì cũng được,miễn sao càng không giống ai càng tốt,viết được không nói đi!
Chuyện nhỏ!
Tôi hùng dũng trả lời,lúc đó vì đang hăng tiết vịt cãi nhau nên tôi quên khuấy đi mất mình chỉ là một anh chàng văn dốt,võ nhát mãi đến khi mở máy để bắt đầu gõ tôi mới tá hỏa! Ngày xưa,còn bé đi học viết chính tả sai lên,sai xuống bị thầy giáo cho ăn thước kẻ hoài,đến khi lớn lên khoảng mười bốn,mười lăm vào trung học tôi lại bầy trò viết thư tán tỉnh một cô bé láng giềng trạc tuổi,không biết cô bé láng giềng có đọc lá thư rất ư là rô men tích của tôi không? Chỉ biết là vài hôm sau,mẹ cô bé láng giềng cầm lá thư sang mách mẹ tôi! Thế là tôi bị nọc ra tẩn cho một trận đâu vào đấy. Sau cái hậu quả... xưng đít vì viết lách vớ vẩn đó,để cho yên thân tôi thề không bao giờ cầm bút tí toáy nữa!
Ngờ đâu! Bây giờ chỉ vì một phút hăng tiết vịt lỡ lời! Nếu không viết gì thì mất mặt bầu cua quá!còn viết thì tôi biết chắc là không giống ai!Trong hai hoàn cảnh đáng thương và vất vả đó tôi phải chọn một,thôi thì viết hay không bằng hay viết,thử thêm một lần nữa xem có chết... thằng Úc nào không!
Trên chuyến xe lửa từ Sài Gòn ra miền trung có một anh mù đang dùng gậy dò dẫm để tìm chỗ ngồi,đụng phải một hành khách đang ngủ,tức mình vì bị phá giấc ngủ hành khách này quát lên:
Bác ngủ!
Nhưng vì giọng miền trung hơi nặng nên ghe trại ra như:
Bát ngũ!
Theo tiếng Trung Hoa có nghĩa là tám năm.
Anh mù cũng không vừa thấy có người quát mình một cách hách dịch như vậy,bèn trả đũa:
Ông đui!
Nghĩa là ông đui mù không thấy đường,theo tiếng Pháp ông đui lại có nghĩa là mười một,mười hai.
Đối nhau chan chát!
Có một câu đố nghe nói là của vua Tự Đức:
Không vô trong nội nhớ hoài.
Ý nhà vua là lâu quá không vô trong thành nội đâm ra nhớ hoài nhưng nếu đọc kỹ sẽ thấy câu đố này có cái khó là một tiếng Việt đi liền theo một tiếng Trung Hoa và kẹt cái là cả hai tiếng Việt và Trung đó lại có cùng một nghĩa:
Không=vô
Trong=nội
Nhớ=hoài
Đúng là thiên tử có khác ra câu đố gì mà khó quá trời,quá đất! Bạn đọc nào thử tài đối lại xem!
Thời Tự Lực Văn Đoàn,Thế Lữ có ra một câu đố trên báo xuân:
Thế Lữ mừng xuân hai thứ lễ!
Thế Lữ đọc lái lại thành thứ lễ!
Khái Hưng đã đối lại:
Khái Hưng uống rượu đợi hứng khai!
Khái Hưng nói lái lại thành hứng khai!
Đầu thập niên 80 tờ Chuông Sài Gòn do anh Chu văn Hợp làm chủ đã ra một câu đố:
Con mèo đuôi cụt trèo mút đuôi kèo.
Mèo đuôi cụt đọc lái là mút đuôi kèo.
Một bạn đọc đã đối lại:
Rượu trằng Cần Thơ say trơ... cần thắng!
Trắng Cần Thơ đọc lái là trơ cần thắng.
Xin hiểu cần thắng ở đây là cái cần thắng của một anh đạp xích lô đang chở một cô khách mặc áo xẻ ngực hơi sâu và rồi mãi lo dòm xuống thế nào mà để cô khách la bai bải:
Thắng lại! thắng lại!
Không biết anh đạp xích lô đã cầm cái cần thắng nào mà nguyên cả xích lô và người đẹp lao thẳng vào đuôi xe vận tải trước mặt!
Có vài câu đố khá ngộ nghĩnh và lắc léo không biết từ trong nước hay hải ngoại như sau:(Xin phép bạn đọc)
Gái Củ Chi chỉ cu hỏi củ chi!
Nhà thơ dưới rốn đã đối:
Quan thái giám thám giái mần thái giám!
Một câu khác:
Gái Gò Công vừa gồng vừa co!
Có người đã đối:
Trai Hóc Môn vừa hôn vừa.... óc!
Tết con dê vừa rồi tôi và nhà thơ dưới rốn có ghé hội chợ tết Việt nam ở Fairfield,sau khi đi hết một vòng tôi buộc miệng:
Hoa rất nhiều mà chẳng thấy hoa mai!
Nhà thơ đi cạnh đáp liền:
Tết thật đông mà sao không thấy tết!
Trở lại với câu đố bất hủ của nữ sĩ họ Đoàn:
Da trắng vỗ bì bạch.
Nghĩ cho kỹ nếu gọi bì bạch là da trằng e có phần gượng chăng? vì phải nói là bạch bì mới đúng nghĩa như bạch vân là mây trắng,bạch mã là ngựa trắng,áo trắng là bạch y hay quạ trắng là... bạch thước!
Nhưng nếu đổi lại là bạch bì cho đúng nghĩa thì mất đi phần tượng thanh của câu đố tiếng bàn tay người đẹp đang tắm vỗ nước trên làn da trắng phau vang lên bì bạch càng nghe càng... nhức đầu!
Nhưng hỡi ơi! biết làm sao hơn,ở đời cái gì cũng thế phải hơi sơ sót một tí mới trở thành cái đẹp hoàn hảo! Còn cái gì quá đẹp,đến độ tuyệt đối 100% thì hỡi ơi cái đẹp đó đã chết ngay từ trong trứng nước hoàn toàn thiếu sinh khí như mặt mũi các cô người mẫu,ca sĩ mà chúng ta thường thấy xuất hiện nhan nhản trên tivi hay đĩa,phim ảnh,báo chí hằng ngày!
Đã có nhiều người gồng mình đối lại câu này nhưng đều hụt hẫng vì thiếu phần tượng thanh chẳng hạn như:
Trời xanh mầu thiên thanh.
Phần tượng thanh hoàn toàn không có!
Mâm vàng dâng bàng hoàng.
Câu này dành cho các quan tham ở Việt Nam bây giờ coi bộ hợp!
Rừng sâu mưa lâm thâm.
Câu này phần tượng hình hơi gượng và không có phần tượng thanh!
Viết đến đây,tôi lấy kính xuống ngoài kia buổi sáng trời đang nắng đẹp sau vài ngày mưa kéo dài trời đất và con người như sáng hẳn lên,trong đâu đó ánh mắt nhìn đã thấy ẩn chứa những thoáng thăm hỏi đằm thắm,những nụ cười trao đổi dường như có chút gì đó thầm thì,chỗ tôi đang ngồi là quán cà phê Diễm Xưa ở Cabramatta,buổi sáng quán vắng chỉ mình tôi ngồi trong góc nhìn ra cõi người ta xôn xao,hút một hơi thuốc dài,trước mặt phin cà phê đang từng giọt rơi xuống cái tách nhỏ trắng tinh xinh xắn mà nói theo các đỉnh cao trí tuệ ở nơi điểm tới của tân thiên niên kỷ là cái nồi ngồi trên cái cốc! Quán thật vắng đến độ nếu lắng tai tôi có thể nghe thấy cả tiếng tí tách của những giọt cà phê đang rơi xuống đều đặn,Bỗng dưng với mắt nhìn tách cà phê tai nghe tiếng tí tách đều đặn cái trí tuệ của tôi hồi nào vẫn thường đen kìn kịt,nặng chình chịch và mờ mịt với trăm ngàn nhớ nhung vẩn vơ chợt hiện ra rõ ràng một câu đối:
Da trắng vỗ bì bạch
Tách nhỏ rơi tí tách.
Đất Thăng Long bên hồ Tây,trong quán rượu giữa một bàn tiệc ba nhà thơ đang ngồi vung vít,rượu vào,lời ra một chàng đứng dậy hung hăng phát biểu:
Nẫy giờ nói chuyện thì hẳn hòi cả ba anh em ta đều là những thi sĩ cỡ nhớn cả! Vậy thì theo thiển ý của đệ tại sao chúng ta không dẹp bỏ lòng dạ hẹp hòi để cùng nhau mở ra một thi đoàn hay thi xã gì đó trước là cho người đương đại được thưởng thức văn chương trác tuyệt của chúng ta,sau là còn gì đó để lưu danh hậu thế nữa,các huynh nghĩ sao?
Được lời như nở cả tấm lòng cả ba chàng đều hồ hởi,phấn khởi tiến nhanh,tiến mạnh,tiến vững chắc lên đỉnh cao chót vót của sự nghiệp... tuyệt đối đồng ý!(Sao mà giống y chang của cái gọi là kỳ họp thường niên quốc hội của Việt Nam ta bây giờ thế không biết!).
Bà Đoàn thị Điểm nẫy giờ cũng đang có mặt ở trong quán thấy vậy vô cùng khó chịu,đứng dậy,tiến lại nhẹ nhàng nói:
Nghe mấy chàng nói chuyện văn chương thiếp vô cùng hâm mộ.
Một trong ba chàng ngắt lời:
Sao cô em lại nói thế! Cô em phải hiểu những người như các anh đây mà cô em chỉ nói là hâm một không thôi e rằng không đúng lắm! Chữ để cho cô em dùng cho đúng người,hợp cảnh ở đây theo anh phải là:Cực kỳ ngưỡng mộ,vô cùng khâm phục chớ chỉ hâm mộ thôi nghe hơi yếu đó nha!
Bụng rất giận nhưng vẫn nhẹ nhàng Đoàn nữ sĩ tiếp:
Vâng! Vô cùng ngưỡng mộ và tâm phục khẩu phục,tiện đây thiếp có một thắc mắc về tiếng Việt đúng ra phải nói là một câu đố mong các chàng giảng hộ.
Cả ba chàng đều nhao nhao lên:
Ồ! tưởng chuyện gì lớn lao chứ một câu đố hay trăm câu đố cô em cứ nói ra các anh sẽ giải thích cho!
Vâng! Cám ơn ba chàng,câu đố của thiếp như thế này:
Nẫy giờ nghe ba chàng nói những gì mà hẳn hòi với hẹp hòi vậy bây giờ thiếp nhờ ba chàng tìm trong tiếng Việt một chữ hòi thứ ba nữa mà phải có một ý nghĩa gì đó,chàng nào tìm được chữ hòi thứ ba này thiếp nguyện xin nâng khăn,sửa túi trọn đời.
Rồi yên tâm! Cô em hãy ngồi xuống đây,tưởng thắc mắc hay câu đố gì lớn lao,khó khăn chứ nếu chỉ tìm trong tiếng Việt một chữ hòi không phải hẹp hòi hay hẳn hòi với các anh đó là chuyện trong nháy mắt,vài phút mà các anh nói cho cô biết đố như thế là hơi coi thường trí tuệ của ba anh đó nha!
Vài phút trôi qua,vài tiếng trôi qua! Chữ hòi thứ ba trong tiếng Việt ngoài hẳn hòi và hẹp hòi là chữ gì vậy ta!?
Một chàng nhìn lên trần nhà,một chàng ngó mông lung ra cửa sổ,chàng khác cúi đầu nhìn xuống đất. Cả ba như phỗng đá,mặt nghệt ra như gái ngồi phải cọc! Mồ hôi đã rịn ra đầy trán mà chữ hòi thứ ba quái ác kia vẫn biệt vô âm tín!
Đợi đến lúc đó Đoàn nữ sĩ mới đứng dậy sau một cái liếc xéo sắc như đồ long đao bà lớn tiếng sỉ vả:
Xí! Vậy cũng bầy đặt nhà thơ với chẳng thi sĩ,đương với chẳng đại về nhà đuổi gà cho vợ đi mấy chàng ơi!
Nói xong bà ngoe nguẩy đi thẳng ra vừa lúc đó ở trong góc quán có một ông lão râu tóc bạc phơ nẫy giờ ngồi theo dõi từ đầu thấy Đoàn nữ sĩ bỏ đi bèn đứng dậy chạy lại,níu ngay lấy chéo áo mà rằng:
Đi đâu vội thế cô ơi
dừng chân cho lão thẩm hòi được chăng.
Giai thoại này không nói ông lão tóc bạc phơ đó là ai và cũng không nói sau đó Đoàn nữ sĩ có chịu nâng khăn,sửa túi cho ông lão hay không?
Tôi và nhà thơ dưới rốn đang ngồi ở quán cà phê Cây Dù ở Cabramatta,sáng chủ nhật"cả ba má ta"(cabramatta) đông người qua lại hai đứa đã uống hết bốn ly cà phê,hút gần nửa bao thuốc và đếm đủ mười hai người đẹp hở rốn đi ngang,đến người đẹp hở rốn thứ mười ba nhà thơ dưới rốn tức cảnh sinh tình bèn khe khẽ ngâm:
Người ơi hở rốn làm gì
để tôi nhức cả... ngũ chi thế này!
Ối giời ơi! Gì kỳ vậy con người chỉ có tứ chi là hay tay và hai chân đằng này thi sĩ dưới rốn lại nhức cả ngũ chi! Tôi đoán cài chi"ách tra" này chắc hẳn phải là một chi gì đó vô cùng mạnh bạo,dữ dội cỡ nhất phá sơn lâm nhì đâm hà bá chăng?
Móc trong túi xấp giấy vừa in tôi quẳng lên bàn,nói trống không:
Đọc đi.
Nhà thơ dưới rốn cầm lấy và bắt đầu đọc một cách từ tốn,chậm rãi. Tôi lặng lẽ quan sát khi thấy hắn cười mỉm,lúc khe khẽ lắc đầu có khi nheo mắt nhíu mày suy nghĩ,cuối cùng đọc xong hắn để nhẹ xuống bàn và nói:
Tạm,cần học hỏi,nghiên cứu thêm!
Trời ơi! trong suốt tuần qua tôi đã uống bao ly đen,hút cả mấy bao thuốc cặm cụi gõ thế mà hắn nỡ lòng nào phán một câu dễ mất lòng như vậy!
Bỗng dưng tôi nghĩ đến mấy câu thơ của Giã Đảo và bằng một cách chua xót tôi khe khẽ đọc:
Nhị cú tam niên đắc
nhất ngâm song lệ lưu
tri kỷ bất như thưởng
quy ngọa cố sơn thu.
Hắn trợn mắt nhìn tôi,nghiêng đầu nói:
Trời!con gì kêu,hôm nay lại xổ nho nữa chứ biết nghĩa là gì không mà bầy đặt thôi ngồi đó nghe tao dịch cho mà nghe,không cần biết tôi đồng ý hay không hắn khe khẽ, ư ử đọc:
Ba năm làm được hai câu
ngâm lên một tiếng dòng châu đôi hàng
nào người tri kỷ hiểu chăng
thôi đành núi cũ về nằm phu cơi!
Ới giời ơi! Cái gì nữa đây,tôi hỏi:
Nằm phu cơi là nằm ra làm sao vậy bố?
Lặng lẽ,tỉnh bơ hắn trả lời:
Mát cu le nằm thì gọi là phu cơi còn phề mi ne nằm thì gọi là phu mơi.
Với đầu óc non nớt,thô thiển tôi đoán đại rằng:
Vì cả hai kiểu nằm đều có chữ phu trong đó nên đây chắc là một kiểu tập luyện công phu võ công thượng thừa của bí kíp tối cao:Các má xui cha!(Kamasutra)chăng?
Nhưng dù suy đoán thế nào chăng nữa tôi vẫn có một linh cảm hay nói đúng hơn là một cảm nhận vô cùng chính xác và cực kỳ đứng đắn từ trực giác rằng:
Nếu Giã Đảo sống lại chắc chắn nhà thơ dưới rốn không mất chỗ đội nón thì cũng bị đè xuống bắt làm... Thái giám!

hoàng bạch thước
(Cabramatta 2015)

hoàng bạch thước

Tổng số bài gửi : 287
Join date : 11/11/2012

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết